Tìm hiểu về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

0
533
bao-hiem-xuat-nhap-khau

Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu là bảo hiểm khá quan trọng để chúng ta phòng tránh những trường hợp không may đó và cũng là để bảo vệ bạn khỏi những tổn thất khi mà có rủi ro xảy ra với hàng hoá.

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Đối tượng bảo hiểm

Đối tượng bảo hiểm của hàng hoá xuất nhập khẩu là: “Hàng hóa, vật thể, tài sản khi đang trong quá trình vận chuyển giữa các địa điểm với nhau bằng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ hay đường hàng không trong phạm vi toàn thế giới”.

Trong đó bao gồm:

  • Thời gian hàng hoá, tài sản lưu kho
  • Thời gian xếp hàng lên phương tiện vận chuyển hoặc trung chuyển
  • Thời gian chờ chủ hàng nhận hàng hoá
  • Tuỳ vào điều kiện quy định của từng gói bảo hiểm.

Các loại hình bảo hiểm

  • Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển (A, B,C)
  • Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không (~A)
  • Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam (~ C)

Phạm vi bảo hiểm

(Theo Quy tắc QTC 2004 của Bảo hiểm Bảo Việt và ICC “A”, “B”, “C” 1.1.1982 của Hiệp hội Bảo hiểm London)

Tổn thất được quy hợp lý cho:

  • Hàng hoá trong quá trình vận chuyển bị cháy, nổ
  • Phương tiện vận chuyển bị lật đổ, trật bánh, chìm đắm, mắc cạn
  • Phương tiện vận chuyển va chạm với các vật thể khác
  • Hàng hoá gặp tổn thất, tai nạn khi đang trong quá trình dỡ hàng.

Tổn thất gây ra bởi:

  • Hàng hoá bị mất, tai nạn do phương tiện vận chuyển hoặc gặp phải các rủi ro do thiên nhiên gây ra như: lũ lụt, động đất, bão, lốc.
  • Hàng bị ném khỏi tàu thuyền; bị nước tràn vào thuyền, phương tiện vận chuyển, nơi chứa hàng hoặc bị nước cuốn trôi gây ra thiệt hại về hàng hoá.
  • Trong quá trình vận chuyển bị cướp, giật mất hàng hoá.
  • Dỡ hàng khỏi tàu hay phương tiện vận chuyển xảy ra tổn thất do bị rơi, vỡ
  • Hy sinh tổn thất chung và các rủi ro đặc biệt khác.

Các nguyên tắc cơ bản về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Các nguyên tắc cơ bản hàng hóa xuất nhập khẩu

Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm (insurable interest)

Định nghĩa: (Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906)

  • Nếu tài sản, hàng hoá về đến nơi an toàn, không bị tổn thất và đúng thời hạn thì người có liên quan hợp pháp với hành trình vận chuyển này sẽ được hưởng lợi từ tài sản, hàng hoá đó.
  • Và ngược lại, nếu tài sản bị tổn thất, bị cầm giữ thì sẽ phải chịu thiệt hại hoặc trách nhiệm về những tổn hại đó.
  • Do đó, lợi ích của bảo hiểm khi ký kết hợp đồng không cần có nhưng nhất định phải có khi xảy ra tổn thất, người được bảo hiểm phải được hưởng những lợi ích từ bảo hiểm.

Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith)

Nguyên tắc trung thực tuyệt đối là nguyên tắc rất quan trọng giữa người được bảo hiểm và người bảo hiểm. Để có thể hợp tác lâu dài và xây dựng được lòng tin, uy tín thì cả hai bên cần cung cấp các thông tin một cách trung thực cho nhau.

  • Đối với người được bảo hiểm: tất cả các thông tin mà họ biết liên quan đến rủi ro được bảo hiểm đều nên có trách nhiệm cung cấp cho bên bảo hiểm.
  • Đối với bên người bảo hiểm, công ty bảo hiểm: không được xúi dục khách hàng hoặc nhận rủi ro không còn nữa khi mà khách hàng còn chưa biết, và phải chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ thông tin chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.

Nguyên tắc bồi thường (indemnity)

  • Nguyên tắc bồi thường là nguyên tắc cơ bản mà loại hình bảo hiểm nào cũng phải có, đó là một nguyên tắc mà công ty bảo hiểm sử dụng để bồi thường tài chính cho khách hàng khi xảy ra những tổn thất với mục đích khôi phục tình trạng tài chính lúc ban đầu, đem lại lợi ích cho người được bảo hiểm.

Nguyên tắc thế quyền (subrogation)

  • Theo mục G khoản 1 Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm thì người bảo hiểm sau khi bồi thường tổn thất cho người được bảo hiểm, sẽ có quyền đòi bên thứ ba bồi thường cho mình thay người được bảo hiểm, được gọi là thư thế quyền (letter of subrogation).

Nguyên tắc cam kết (warranty)

Nguyên tắc cam kết là nguyên tắc bảo hiểm hàng hoá nói riêng, bảo hiểm hàng hải nói chung. Có 2 loại cam kết ngụ ý và cam kết thành văn:

  • Cam kết ngụ ý (implied warranty): tàu phải có đủ khả năng đi biển và hành trình vận chuyển phải hợp pháp
  • Cam kết thành văn (Expressed warranty): tàu có P&I và tuân thủ ISM Code…

Chú ý: nếu cam kết trên bị vi phạm thì người bảo hiểm có quyền được từ chối 1 phần hoặc toàn bộ trách nhiệm khi xảy ra tổn thất.

Nguyên tắc bảo hiểm trước (Advanced insurance)

  • Ngay sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương hay mở chứng từ tín dụng L/C người được bảo hiểm có thể mua bảo hiểm trước cho lô hàng dù chưa có đủ thông tin chi tiết. Việc mua bảo hiểm trước này thủ tục rất nhanh chóng và để tránh trường hợp quên không mua bảo hiểm.
  • Người bảo hiểm sẽ làm hợp đồng bảo hiểm và sau khi có thông tin đầy đủ người bảo hiểm sẽ cấp Sửa đổi bổ sung sau (Endorsement).

Phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Phí bảo hiểm hàng hoá có công thức tính như sau:

CIF = (C+F) / (1-R)

I = CIF x R

 (Trong đó: I là phí bảo hiểm, C là giá hàng hoá, F là cước phí vận chuyển, R là tỷ lệ phí bảo hiểm)

Tỷ lệ phí bảo hiểm sẽ phụ thuộc vào tuỳ từng điều kiện bảo hiểm, loại hàng hoá, cách đóng gói, phương tiện và tuyến đường vận chuyển.

Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Giá trị bảo hiểm: Là giá trị thực tế của hàng hoá, tài sản vào thời điểm ký hợp đồng; giá trị bằng tiền của hàng hoá, tài sản đó.

Trong Bảo hiểm hàng hoá, giá theo Hợp đồng mua bán Ngoại Thương chính là giá trị bảo hiểm (có thể là giá CIF, FOB, CFR….)

Số tiền bảo hiểm: Là khoản tiền được giới hạn trong hợp đồng bảo hiểm để xác định trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm, thường đổi ra giá CIF, bao gồm:

Theo tập quán:

  • Giá hàng hoá
  • Giá cước vận chuyển – 100% CIF
  • 110% (10% là lãi ước tính của lô hàng)
  • Giá thuế nhập khẩu
  • Chi phí bảo hiểm
  • Lãi ước tính (10% số tiền bảo hiểm)
5/5 - (1 bình chọn)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây