Người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là gì?

0
427
Người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là ai?
Người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là ai?

Cùng tìm hiểu người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là ai? Họ có quyền lợi gì? 5 sai lầm cần tránh khi chọn người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm.


Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, thông tin người thụ hưởng là yêu cầu bắt buộc. Nếu không có người thụ hưởng bảo hiểm, quá trình bồi thường có thể bị trì hoãn hoặc gặp nhiều vấn đề khác. Do đó trước khi ký hợp đồng, người tham gia cần nhận thức rõ tầm quan trọng của người thụ hưởng và những sai lầm cần tránh khi chỉ định người thụ hưởng bảo hiểm.

Bảo Hiểm Việt mời bạn cùng tìm hiểu người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là ai? Họ có quyền lợi gì và 5 sai lầm cần tránh khi chọn người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm.

Người thụ hưởng bảo hiểm là gì?

Hiểu được thuật ngữ người thụ hưởng bảo hiểm cũng sẽ vô cùng cần thiết cho người mua bảo hiểm. Để giải đáp thắc mắc người thụ hưởng bảo hiểm là gì, chúng ta có thể căn cứ theo Khoản 8, Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000: “Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người.”

Người thụ hưởng bảo hiểm là gì?
Người thụ hưởng bảo hiểm là gì?

Có thể hiểu rằng người thụ hưởng bảo hiểm sẽ là người nhận được toàn bộ hoặc một phần quyền lợi từ công ty bảo hiểm khi người được bảo hiểm tử vong bởi những nguyên nhân khách quan được quy định trong hợp đồng.

Ngoài ra người thụ hưởng bảo hiểm cũng có thể là bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc bất kỳ người nào được chỉ định trong hợp đồng. Trong trường hợp xấu nhất khi người được bảo hiểm chính tử vong, người thụ hưởng sẽ nhận được số tiền bảo hiểm lớn nhất của hợp đồng.

Một số quy định cần biết đối với người thụ hưởng bảo hiểm

  • Người thụ hưởng bảo hiểm là người được bên mua bảo hiểm chỉ định. Trong lúc hợp đồng còn thời hạn, bên mua bảo hiểm có thể thay đổi người thụ hưởng bảo hiểm nhiều lần. Việc thay đổi này cần thông báo bằng văn bản cho công ty bảo hiểm,
  • Bên mua bảo hiểm có thể chỉ định một hoặc nhiều người là người thụ hưởng bảo hiểm. Nếu có nhiều người thụ hưởng bảo hiểm trong cùng một hợp đồng thì tỷ lệ được hưởng sẽ phân chia theo quyết định của bên mua bảo hiểm. Tổng tỷ lệ phân chia không được vượt quá 100% tổng số tiền bảo hiểm.
  • Người thụ hưởng bảo hiểm không nhất thiết phải là người có quan hệ huyết thống với bên mua bảo hiểm.
  • Nếu người thụ hưởng dưới 18 tuổi thì khi người được bảo hiểm tử vong, người bảo hộ hợp pháp của người thụ hưởng sẽ đại diện nhận thay số tiền bảo hiểm này.
  • Nếu người thụ hưởng phạm phải tội hình sự, người đó sẽ không nhận được số tiền đền bù. Thay vào đó số tiền này sẽ được chia cho những người thụ hưởng còn lại trong hợp đồng bảo hiểm.
  • Để nhận được tiền đền bù do người được bảo hiểm tử vong, người thụ hưởng cần có giấy chứng tử của người được bảo hiểm.
  • “Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng” (Theo Điểm b, Khoản 1, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000).
  • “Trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm” (Theo Khoản 2, Điều 39 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000).
Người thụ hưởng bảo hiểm là người được bên mua bảo hiểm chỉ định.
Người thụ hưởng bảo hiểm là người được bên mua bảo hiểm chỉ định.

Trường hợp nào người thụ hưởng bảo hiểm không được chi trả?

Trong các trường hợp sau đây thì doanh nghiệp không được chi trả cho người thụ hưởng bảo hiểm:

  • Nếu người được bảo hiểm tự tử trong thời gian dưới 2 năm kể từ ngày Hợp đồng có hiệu lực, hay tự gây thương tật cho bản thân thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không chi trả cho người thụ hưởng.
  • Những trường hợp thuộc diện được loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm cũng sẽ không được doanh nghiệp chi trả. Cụ thể như xảy ra chiến tranh, khủng bố, nổi loạn, bạo loạn, bạo động, phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ,…

Không chọn người thụ hưởng bảo hiểm có được không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, việc này sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến quyền lợi của người được bảo hiểm cũng như gia đình nếu người được bảo hiểm tử vong bất ngờ:

  • Thời gian để giải quyết quyền lợi từ hợp đồng bảo hiểm sẽ lâu hơn bình thường: Khi người được bảo hiểm qua đời, gia đình cần làm là phải thực hiện các chứng từ, di chúc, thủ tục theo yêu cầu của công ty để có thể nhận được quyền lợi. Thời gian để hoàn thành thủ tục có thể mất từ 1 – 2 năm hoặc lâu hơn nếu có tranh chấp.
  • Giá trị quyền lợi bảo hiểm sẽ không được bảo đảm nguyên vẹn: Công ty bảo hiểm sẽ chuyển số tiền bảo hiểm sang bất động sản, tài chính, quỹ đầu tư đã được đề xuất trước đó. Hoặc công ty có thể trừ vào phí quản lý, phí bổ sung,…

5  sai lầm cần tránh khi chọn người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm

Khi chọn người thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ, chủ hợp đồng cần tránh những sai lầm sau:

Không chỉ định rõ người thụ hưởng

Trong trường hợp người được bảo hiểm không may qua đời, nếu không có người thụ hưởng chính thức, số tiền bảo hiểm sẽ được đưa vào danh sách tài sản thừa kế. Lúc này, thời gian chi trả quyền lợi bảo hiểm sẽ lâu hơn vì liên quan đến quyền thừa kế. Do đó, hãy cân nhắc và chỉ định rõ người thụ hưởng khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

Không chỉ định rõ người thụ hưởng
Không chỉ định rõ người thụ hưởng

Không tính đến các trường hợp đặc biệt

Không phải tất cả trường hợp người thụ hưởng đều có thể nhận được tiền bảo hiểm. Chẳng hạn, nếu người thụ hưởng chết trước người được bảo hiểm, họ sẽ không nhận được bất kỳ khoản tiền nào.

Trong trường hợp người thụ hưởng dưới 18 tuổi, người bảo hộ hợp pháp của họ sẽ đại diện nhận thay số tiền bảo hiểm này.

Do đó, người mua bảo hiểm cần chú ý đến những trường hợp đặc biệt này để tránh phát sinh những tranh chấp không đáng có.

Đề cập sai tên người thụ hưởng

Việc đề cập không chính xác họ tên của người thụ hưởng có thể gây ra sự chậm trễ trong việc thanh toán tiền bảo hiểm. Lúc này người được thụ hưởng phải chứng minh mối quan hệ của bản thân với người được bảo hiểm (ví dụ vợ – chồng, cha – con).

Chính vì thế, khi đề cập đối tượng thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm, người mua cần ghi chính xác tên và rõ ràng nhất có thể.

Đề cập sai tên người thụ hưởng
Đề cập sai tên người thụ hưởng

Không cập nhật, thay đổi người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm theo thời gian

Bảo hiểm nhân thọ là một giải pháp tài chính dài hạn, vì thế người thụ hưởng trong hợp đồng có thể cũng sẽ thay đổi theo thời gian. Trong một số trường hợp, nếu vẫn giữ người thụ hưởng như ban đầu (được chỉ định vào lúc bắt đầu ký hợp đồng) thì có thể không còn phù hợp với thời điểm trong tương lai.

Do đó bất cứ khi nào hợp đồng còn thời hạn, bên mua hoàn toàn có thể thay đổi người thụ hưởng bảo hiểm, và được quyền thay đổi nhiều lần. Tuy nhiên, việc thay đổi này cần thông báo bằng văn bản cho công ty bảo hiểm.

Chỉ có một người thụ hưởng

Trong mỗi hợp đồng bảo hiểm có thể có nhiều hơn 1 người thụ hưởng. Vì vậy, dựa vào tình hình, người mua bảo hiểm có thể đề cập nhiều người thụ hưởng cùng lúc, nhưng cần sắp xếp chính xác ai là người thụ hưởng chính và ai là người thụ hưởng ngẫu nhiên.

  • Người thụ hưởng chính: Là người nhận được số tiền bảo hiểm nhân thọ khi người được bảo hiểm qua đời. Tuy nhiên, người thụ hưởng chính sẽ không nhận được bất kỳ khoản tiền nào nếu không may qua đời trước người được bảo hiểm.
  • Người thụ hưởng ngẫu nhiên (người thụ hưởng thứ cấp): Là người nhận được số tiền bảo hiểm nhân thọ khi người được bảo hiểm chính qua đời. Người thụ hưởng ngẫu nhiên sẽ không nhận được bất kỳ khoản tiền bảo hiểm nhân thọ nào nếu người thụ hưởng chính vẫn còn sống.

Hy vọng qua bài viết này của Bảo Hiểm Việt, bạn đã có thể hiểu người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm là gì và những thông tin liên quan đến người thụ hưởng bảo hiểm được cung cấp trên bài viết. Hãy lưu ý đến các vấn đề được đề cập để đảm bảo quyền lợi khi tham gia bảo hiểm.

Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, bạn hãy liên hệ ngay với Bảo Hiểm Việt, chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề của bạn trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây