Hướng dẫn thủ tục và hồ sơ thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu

0
416
thay-doi-noi-kham-benh-ban-dau-2-min

Hiện nay, người tham gia bảo hiểm có thể thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu (KCBBĐ) khi có nhu cầu hay thay đổi địa điểm làm việc, chỗ ở

Theo quy định của Bộ trưởng Bộ y tế trừ các trường hợp được đăng ký khám chữa bệnh ở tuyến tỉnh hoặc Trung ương, thì người tham gia bảo hiểm có thể đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở các cơ sở điều trị tuyến xã, huyện hoặc tương đương.

Vậy cần những giấy tờ gì để làm thủ tục, hồ sơ thay đổi nơi KCBBĐ? Các bạn hãy đọc bài viết dưới đây để tham khảo thêm nhé.

Thời điểm thay đổi nơi KCBBĐ

thay-doi-noi-kham-benh-ban-dau-2-min

Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định người tham gia bảo hiểm có thể đăng ký KCBBĐ ở các cơ sở điều trị tuyến xã, huyện hoặc tương đương, trừ các trường hợp được đăng ký khám chữa bệnh ở tuyến tỉnh hoặc Trung ương mà Bộ trưởng Bộ y tế đã quy định.

Thời gian thay đổi nơi KCBBĐ chỉ được thực hiện vào tháng 01, 04, 07, 10 hàng năm

Thủ tục thay đổi nơi KCBBĐ

Luật Bảo hiểm Y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định tại Khoản 2, Điều 26, người tham gia BHYT được quyền thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu khi cảm thấy cần thiết

Quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT trong trường hợp làm công việc có tính chất lưu động, thay đổi nơi ở hay đến tạm trú ở chỗ khác thì sẽ thay đổi được nơi khám chữa bệnh ban đầu để thuận tiện cho việc đi lại.

Căn cứ theo khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXHhồ sơ thay đổi nơi KCBBĐ gồm:

thay-doi-noi-kham-benh-ban-dau
Thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu

Chi phí thay đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu

Theo quy định hiện nay, người tham gia bảo hiểm y tế làm thủ tục thay đổi nơi KCBBĐ đầu trên thẻ BHYT không phải thanh toán bất cứ chi phí nào. Cơ quan bảo hiểm nơi tiếp nhận hồ sơ sẽ giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. (Theo khoản 3 Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH).

Quy trình giải quyết hồ sơ thay đổi nơi KCBBĐ

Thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 19, Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định thủ tục để thay đổi nơi KCBBĐ như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

3 giấy tờ cần thiết để làm hồ sơ thay đổi nơi KCBBĐ gồm:

  • 01 bản tờ khai theo mẫu TK1-TS.
  • Thẻ BHYT cũ còn giá trị sử dụng.
  • 01 bản sao kèm bản gốc CMTND/CCCD.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Khi có nhu cầu thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu, người lao động hoặc đơn vị nộp hồ sơ vào đầu mỗi quý.

Hồ sơ được nộp cho: Cơ quan BHXH huyện/tỉnh để cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT do BHXH huyện/tỉnh trực tiếp thu.

Bước 3: Chờ giải quyết

Cá nhân hoặc đơn vị tham gia BHYT sau khi nộp hồ sơ nhận phiếu hẹn trực tiếp hoặc thông báo qua email (Nếu thực hiện qua phần mềm BHXH điện tử) từ cơ quan BHXH nơi nộp hồ sơ.  

Sau 03 ngày làm việc cơ quan BHXH sẽ cấp thẻ BHYT mới kể từ lúc cá nhân hoặc đơn vị nộp đủ hồ sơ. Cơ quan BHXH cần nêu rõ lý do nếu không giải quyết.

Bước 4: Nhận thẻ BHXH đã thay đổi nơi KCBBĐ mới

Cơ quan BHXH sẽ chuyển thẻ BHYT mới cho cá nhân, đơn vị đăng ký hoặc nơi người tham gia BHYT làm thủ tục thay đổi cơ sơ KCBBĐ.

Bài viết trên đây là những điều cơ bản cần biết về việc thay đổi nơi KCBBĐ. Chúc các bạn làm thủ tục thay đổi nơi KCBBĐ thành công, nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất.

2/5 - (4 bình chọn)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây