Bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên là giải pháp để công ty giữ chân nhân sự tài năng. Dưới đây là 7 điều mà doanh nghiệp cần biết khi mua loại hình bảo hiểm này.
Bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên được ra đời dựa theo nhu cầu thực tế của các chủ doanh nghiệp muốn có giải pháp thông minh để giữ chân người tài và nâng tầm thương hiệu. Không những thế, công ty còn hưởng thêm nhiều lợi ích hấp dẫn khác.
Cùng Bảo Hiểm Việt khám phá những điều hữu ích và 7 điều cần biết khi mua loại hình bảo hiểm này nhé.
Lợi ích khi mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên
Bảo hiểm nhân thọ doanh nghiệp là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mà người mua là một tổ chức hay doanh nghiệp nhằm bảo vệ nhân viên trước các rủi ro thương tật, tử vong. Tham gia gói sản phẩm này không chỉ mang lại lợi ích cho nhân viên mà còn là giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và lâu dài cho chính doanh nghiệp.
Lợi ích cho doanh nghiệp
Bảo hiểm nhân thọ doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp tham gia.
Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp
Mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên là cách để doanh nghiệp nâng tầm thương hiệu. Chỉ có những công ty có nguồn lực tài chính vững vàng và lớn mạnh mới có thể chi trả và nâng cao chế độ đãi ngộ cho nhân viên.
Thu hút và giữ chân nhân tài
Đây là một cách đầu tư vào con người tạo ra sự hứng khởi trong công việc và nhận lại được sự cống hiến hết mình của nhân viên.
Tiết kiệm chi phí tuyển dụng
Sự quan tâm và thực hiện đúng mong muốn của nhân viên sẽ là lợi thế để giữ chân nhân viên. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có một đội ngũ nhân viên ổn định, lành nghề và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Vì vậy, việc tuyển dụng nhân sự thay thế sẽ phần nào được hạn chế, qua đó, tiết kiệm một phần chi phí tuyển dụng không nhỏ cho mỗi doanh nghiệp.
Tăng cường sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp, không lo tình trạng “nhảy việc” diễn ra thường xuyên
Hoàn thiện chế độ phúc lợi cho nhân viên
Ngoài những chế độ theo đúng quy định của Luật lao động thì bảo hiểm nhân thọ doanh nghiệp là mảnh ghép hoàn hảo nhằm hoàn thiện chế độ phúc lợi cho nhân viên trong doanh nghiệp.
Đó cũng là sức hút để thu hút và giữ chân những nhân viên ưu tú, tài ba cho mỗi doanh nghiệp, đồng thời tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thương trường.
Giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Chi phí mua Bảo hiểm nhân thọ của doanh nghiệp được xem là một khoản chi phí hợp lý, hợp lệ và được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp với hạn mức tối đa theo quy định của pháp luật hiện hành. Từ đó, sẽ làm giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đây có thể được xem là một khoản ưu đãi và lợi ích dành cho doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm nhân thọ cho người lao động
Lợi ích dành cho nhân viên
Ngoài những lợi ích mang lại cho doanh nghiệp thì bảo hiểm nhân thọ còn có mục đích hướng tới nhân viên và đem lại những giá trị thiết thực, to lớn cho mỗi người lao động.
Được bảo vệ tài chính trước rủi ro không lường trước
Người tham gia sẽ được chi trả các quyền lợi khi có các sự kiện rủi ro theo đúng quy định trong hợp đồng bảo hiểm để phần nào bù đắp thiếu hụt tài chính, giúp gia đình người lao động mau chóng ổn định cuộc sống trong giai đoạn khó khăn.
Yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp
Khi người lao động được hưởng các quyền lợi xứng đáng từ doanh nghiệp, họ sẽ có thiên hướng gắn bó lâu dài với công ty. Người lao động sẽ yên tâm công tác, cố gắng phấn đấu cho sự phát triển, thành công của doanh nghiệp.
Được bổ sung thu nhập và nhận hỗ trợ khi về hưu
Khi người lao động được doanh nghiệp đóng bảo hiểm nhân thọ trong một thời gian nhất định, họ sẽ có thể nhận được một khoản hỗ trợ tài chính sau một thời gian nhất định hoặc bổ sung thu nhập khi về hưu.
Đây sẽ là một khoản hỗ trợ quý giá khi về già để có một cuộc sống an nhàn, thảnh thơi và thực hiện những dự định còn dang dở: đi du lịch, mua nhà cho con cái,…
Đầu tư an toàn và hiệu quả với quỹ hưu trí tự nguyện
Khi nhân viên được doanh nghiệp đóng bảo hiểm nhân thọ, họ có thể chủ động đóng góp thêm vào tài khoản bảo hiểm hưu trí để gia tăng quyền lợi hưu trí định kỳ trong tương lai.
Miễn thuế thu nhập cá nhân
Mức phí mua bảo hiểm nhân thọ sẽ được trừ ra khỏi thu nhập khi tính thuế thu nhập cá nhân, bao gồm cả số tiền do doanh nghiệp đóng cho thành viên và cả số tiền do thành viên tự đóng (nếu có), với hạn mức tối đa theo quy định của pháp luật hiện hành
Đối với bảo hiểm hưu trí tự nguyện, khoản lãi và khoản tiền bồi thường từ hợp đồng bảo hiểm (nếu có) và quyền lợi hưu trí định kỳ sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Quy định về các loại thuế khi mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên
Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về các loại thuế để đảm bảo quyền lợi được hưởng:
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Quy định về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo điều 2.6b, Điều 4, Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định khoản chi không tính chi phí hợp lý bao gồm:
“Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty”.
Như vậy, điều kiện mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên được giảm chi phí thuế doanh nghiệp bao gồm:
- Có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp
- Mua bảo hiểm nhân thọ phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ: Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động, Quy chế tài chính công ty, Quy chế thưởng…
- Doanh nghiệp phải tham gia bảo hiểm bắt buộc cho nhân viên: BHXH, BHYT, BHTN
- Chi phí mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không vượt quá 03 triệu đồng/người/tháng.
Thuế thu nhập cá nhân
Theo Khoản 3, Điều 11, 12, 14 Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015, quy định:
- Loại bảo hiểm nhân thọ chịu thuế thu nhập cá nhân là sản phẩm có tích lũy về phí bảo hiểm.
- Còn loại bảo hiểm nhân thọ được miễn thuế thu nhập cá nhân là sản phẩm không có tích lũy về phí bảo hiểm (như bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ).
Quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp sử dụng lao động và doanh nghiệp bảo hiểm:
- Nếu tham gia bảo hiểm nhân thọ có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm có thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, thì khi đến thời điểm đáo hạn hợp đồng doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế TNCN theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền tích lũy tương ứng.
- Nếu trường hợp tham gia bảo hiểm nhân thọ có tích lũy về phí bảo hiểm của đơn vị bảo hiểm không thành lập và được phép hoạt động theo pháp luật Việt Nam thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản phí bảo hiểm đã mua.
Như vậy, người lao động chỉ phải đóng thuế thu nhập cá nhân khi sản phẩm bảo hiểm có tích lũy về phí bảo hiểm. Và nghĩa vụ đóng thuế sẽ do doanh nghiệp hoặc đơn vị bảo hiểm đóng theo từng trường hợp cụ thể.
Quyền lợi của nhân viên trong trường hợp công ty phá sản
Thông thường Người lao động là đối tượng được hưởng quyền lợi bảo hiểm nhân thọ. Trong trường hợp doanh nghiệp phá sản thì pháp luật không có quyền can thiệp vào hợp đồng bảo hiểm đó. Như vậy người lao động hoàn toàn chủ động cho hợp đồng của mình.
Quyền chuyển đổi hợp đồng: Nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, phá sản, điều khoản chuyển đổi hợp đồng cho phép người lao động chuyển đổi sang hợp đồng bảo hiểm cá nhân để bảo vệ, đảm bảo quyền lợi bảo hiểm của mình.
Bởi vậy, doanh nghiệp, người lao động luôn an tâm rằng dù có trường hợp xấu nhất xảy ra thì mọi quyền lợi của người tham gia vẫn được đảm bảo và linh hoạt chuyển đổi cho phù hợp.
Vẫn cần mua cả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho nhân viên?
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là những nội dung bắt buộc mà bên sử dụng lao động phải đóng cho người lao động đúng mức trích theo quy định. Đây là một trong những chế độ cơ bản mà doanh nghiệp buộc phải thực hiện để đảm bảo lợi ích cho người lao động.
Do đó, tham gia bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên không thay thế bảo hiểm bắt buộc mà giúp nâng cao, hoàn thiện chế độ phúc lợi đối với người lao động. Nhằm thực hiện những mục tiêu dài hạn, bền vững cho sự nghiệp phát triển của công ty.
Các yếu tố doanh nghiệp cần xác định rõ khi mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên
Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp cần dựa theo những yếu tố sau để đảm bảo lợi ích cho đơn vị cũng như phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp/đối tượng tham gia bảo hiểm.
- Để chi phí đóng bảo hiểm cho nhân viên được coi là chi phí hợp lý thì doanh nghiệp cần nêu cụ thể đối tượng hưởng, mức hưởng và điều kiện hưởng tại một trong những văn bản sau: Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động, Quy chế tài chính công ty, Quy chế thưởng của công ty theo đúng quy định tại Điều 4, Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2016 của Bộ Tài Chính.
- Doanh nghiệp cần xác định rõ mục đích mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên, để tìm được sản phẩm phù hợp với nhu cầu thực tế của nhân viên trong công ty.
- Thời gian đóng, cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà chủ doanh nghiệp cần cân nhắc khi tham gia đóng bảo hiểm nhân thọ. Với đa dạng những khoảng thời gian là 5, 10, 15,.. năm hay đến khi người lao động nghỉ hưu, doanh nghiệp sẽ tùy vào từng trường hợp cụ thể để lựa chọn thời gian đóng cho hợp lý.
Khi xác định rõ ràng những yếu tố trên, thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn được gói sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp – mà vẫn đảm bảo được lợi ích tối đa cho đơn vị mình.
Nên lựa chọn đơn vị cung cấp bảo hiểm nhân thọ nào trên thị trường?
Để được nhiều khách hàng tin tưởng, yêu mến lựa chọn, thường các đơn vị bảo hiểm nhân thọ phải đảm bảo những tiêu chí sau:
- Những đơn vị uy tín và am hiểu nhu cầu của doanh nghiệp, có thể mang lại những sản phẩm chất lượng, phù hợp với nhu cầu thực tế và là công cụ hiệu quả để xây dựng thương hiệu, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
- Có đội ngũ nhân viên giỏi, hiểu biết sâu rộng và tư vấn những gói bảo hiểm phù hợp nhất với thực trạng tại mỗi doanh nghiệp.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt và giải quyết bồi thường kịp thời khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra nhằm đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp và người lao động.
Nên mua bảo hiểm nào cho nhân viên công ty?
Trên thị trường hiện nay đa dạng các gói bảo hiểm nhân thọ nhóm cho nhân viên mà doanh nghiệp có thể lựa chọn. Dưới đây là một số gói bảo hiểm mà doanh nghiệp có thể tham khảo.
An Nghiệp Thành Công của Bảo Việt Nhân Thọ
An Nghiệp Thành Công là sản phẩm do Bảo Việt Nhân Thọ triển khai với thời hạn là 1 năm và được tái tục hàng năm. Đây là giải pháp hoàn hảo để bảo vệ người lao động trước những rủi ro trong cuộc sống.
Người lao động được doanh nghiệp tham gia An Nghiệp Thành Công sẽ nhận được những quyền lợi hấp dẫn như:
- Quyền lợi bảo hiểm tử vong, thương tật do tai nạn: Được thanh toán toàn bộ số tiền bảo hiểm nếu người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn hoặc nhận số tiền theo tỷ lệ % Số tiền bảo hiểm nếu người được bảo hiểm bị thương tật bộ phận vĩnh viễn
- Quyền lợi bảo hiểm kết hợp: Ngoài quyền lợi trên, công ty bảo hiểm sẽ thanh toán 50% số tiền bảo hiểm nếu người được bảo hiểm tử vong do các nguyên nhân khác theo quy định của điều khoản hợp đồng.
Hưu Trí Vững Nghiệp của Bảo Việt Nhân Thọ
Ra mắt ngày 19/11/2015, Hưu Trí Vững Nghiệp đã và đang trở thành người bạn đồng hành của các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tổ chức xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp và chế độ phúc lợi hấp dẫn nhằm gia tăng sự gắn kết của nhân viên.
Các quyền lợi mà người được bảo hiểm nhận được như:
- Quyền lợi hưu trí định kỳ: Các doanh nghiệp có thể lựa chọn thêm “Lựa chọn đặc biệt đón tuổi hưu” để nhận ngay một phần giá trị tài khoản (25% hoặc 50% giá trị tài khoản) tại thời điểm bắt đầu nghỉ hưu.
- Quyền lợi bảo hiểm rủi ro: Nếu chẳng may gặp phải rủi ro trước khi nghỉ hưu, nhân viên được doanh nghiệp tham gia bảo hiểm Hưu Trí Vững Nghiệp sẽ nhận được những quyền lợi sau:
- Quyền lợi rút tài khoản bảo hiểm hưu trí: Người được bảo hiểm sẽ được chi trả nếu không may bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở nên, bị chuẩn đoán bệnh hiểm nghèo, đi định cư hợp pháp ở nước ngoài.
- Quyền lợi bảo hiểm tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn:
- Quyền lợi cơ bản: Được chi trả số tiền là giá trị lớn hơn giữa số tiền bảo hiểm và giá trị tài khoản tính đến thời điểm sự kiện bảo hiểm xảy ra
- Quyền lợi vượt trội: Được chi trả tổng số tiền bảo hiểm và giá trị tài khoản
- Quyền trợ cấp mai táng: Nếu chẳng may bị tử vong trước thời điểm hưu trí, công ty bảo hiểm sẽ ứng trước 1 khoản trợ cấp mai táng từ 1 – 30 triệu, do doanh nghiệp lựa chọn
- Các quyền lợi khác như: Quyền lợi duy trì tài khoản, phần thưởng đặc biệt dành cho tài khoản hưu trí…
Hưng Nghiệp Hưu Trí của Dai-ichi Life
Hưng Nghiệp Hưu Trí là một gợi ý hay cho doanh nghiệp.
Tham gia Hưng Nghiệp Hưu Trí cả doanh nghiệp và nhân viên sẽ được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân như sau:
Đối với doanh nghiệp: Phí bảo hiểm doanh nghiệp đóng được tính là chi phí hợp lý tối đa lên đến 12 triệu đồng/năm khi tính Thuế thu nhập doanh nghiệp
Đối với nhân viên: Phí bảo hiểm doanh nghiệp đóng cho nhân viên và phí đóng của nhân viên (nếu có) được giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân tối đa lên đến 12 triệu đồng/năm.
Ngoài ra, nhân viên sẽ được nhân thêm các quyền lợi như:
- Được hưởng lãi từ quỹ hưu trí tự nguyện của Dai-ichi Life: Lãi suất cam kết tối thiểu là 5% trong 10 năm bảo hiểm đầu tiên của Tài khoản bảo hiểm hưu trí và 3% trong những năm tiếp theo.
- Khi đạt đến tuổi về hưu, nhân viên sẽ nhận được quyền lợi hưu trí định kỳ đều đặn trong vòng 15 năm
- Gia tăng quyền lợi hưu trí với việc đóng phí thêm: Doanh nghiệp và nhân viên có thể chủ động đóng thêm vào hợp đồng bảo hiểm hưu trí vào bất cứ lúc nào để làm gia tăng quyền lợi hưu trí định kỳ trong tương lai.
- Quyền lợi tử vong, Thương tật toàn bộ và vĩnh viễn nếu chẳng may rủi ro xảy ra. Đặc biệt quyền lợi Chu toàn Hậu sự là sự hỗ trợ kịp thời cho gia đình của nhân viên vượt sự mất mát này.
- Được nhận toàn bộ giá trị Tài khoản bảo hiểm hưu trí mà không khấu trừ bất cứ khoản chi phí nào khi: Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên theo quy định của pháp luật hiện hành; hoặc bị chẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo.
- Được tham gia thêm các sản phẩm bổ sung để gia tăng quyền lợi bảo hiểm như: Bảo hiểm tai nạn toàn diện nâng cao; Bảo hiểm hỗ trợ chữa trị bệnh nan y; Bảo hiểm hỗ trợ đóng phí…
Với 7 điều cần biết khi mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên trên, mỗi doanh nghiệp hẳn đã có được những kinh nghiệm bổ ích để có được giải pháp duy trì và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Qua đó, cũng góp phần xây dựng và phát triển doanh nghiệp ngày một vững mạnh, hưng thịnh.
Xem thêm: