Ngân hàng bắt mua bảo hiểm nhân thọ: Khách hàng cần làm gì?

0
193
Ngân hàng bắt mua bảo hiểm nhân thọ: Khách hàng cần làm gì?
Ngân hàng bắt mua bảo hiểm nhân thọ: Khách hàng cần làm gì?

Ép khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Vậy, ngân hàng bắt mua bảo hiểm nhân thọ khi vay vốn khách hàng cần làm gì?

Thời gian vừa qua, trên mạng xã hội cũng như cơ quan chí liên tục đưa tin về việc khách hàng vay vốn tại một số ngân hàng nhưng lại bị yêu cầu mua gói bảo hiểm thì mới giải ngân. Nếu không đồng ý mua bảo hiểm nhân thọ thì việc vay vốn sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí là bị từ chối khoản vay. Những thông tin này đã gây ra tình trạng hoang mang, lo lắng cho khách hàng đang có ý định vay vốn tại các ngân hàng.

Để biết cách xử lý khi ngân hàng bắt mua bảo hiểm nhân thọ, các bạn hãy cùng Bảo Hiểm Việt tham khảo những thông tin sau nhé!

Ngân hàng được phép ép khách hàng mua bảo hiểm khi vay tiền không?  

Vay tiền ngân hàng là một trong những giao dịch phổ biến của nhiều người để giải quyết các nhu cầu tài chính. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khách hàng đến ngân hàng để vay tiền lại bị gây khó dễ. Khách hàng được phía ngân hàng tư vấn mua thêm bảo hiểm để “dễ” được giải ngân.

Ngân hàng được phép ép khách hàng mua bảo hiểm khi vay tiền không? 

Cụ thể, theo phản ánh từ nhiều khách hàng, khi đến một số ngân hàng thương mại để vay tiền. Khách hàng được tư vấn mua các gói bảo hiểm nhân thọ với giá trị cao, trường hợp từ chối mua thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình vay, thậm chí là bị từ chối khoản vay.

Xét về góc độ pháp lý, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định rõ ràng về việc tham gia bảo hiểm của khách hàng khi vay vốn tại các ngân hàng. Cụ thể, tại Điều 10 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi bởi Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010) các ngân hàng nghiêm cấm bán bảo hiểm với những hành vi dưới đây:

  • Lợi dụng chức vụ, phạm vi hoạt động, điều kiện bảo hiểm để làm tổn hại tới quyền cũng như lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm.
  • Thông tin, quảng cáo không đúng sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều kiện bảo hiểm, gây tổn hại tới quyền cũng như lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm.

Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2023 chính thức áp dụng Luật Kinh doanh bảo hiểm 2023, cụ thể tại Điều 9 Luật có nghiêm cấm:

  • Kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo trong trường hợp không có giấy phép thành lập và hoạt động.
  • Kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm không đúng phạm vi mà pháp luật cấp phép.  
  • Hành động đe dọa, cưỡng ép khách hàng ký kết hợp đồng bảo hiểm.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2016/NĐ-CP còn quy định rõ ràng, các cá nhân tổ chức tuyệt đối không được pháp can thiệp đến quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm của bên mua. 

Như vậy, từ những quy định trên có thể thấy rằng, việc ký kết hợp đồng bảo hiểm phải dựa trên sự tự nguyện của các bên. Việc cưỡng ép, ép buộc mua bảo hiểm được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, ngân hàng không được phép bắt khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ mới cho giải ngân khoản vay.

Bên cạnh đó, ngân hàng phải có nghĩa vụ giải thích với khách hàng về việc các sản phẩm bảo hiểm phân phối thông qua tổ chức tín dụng không phải là sản phẩm của họ và không mang tính bắt buộc.

Ngân hàng bắt mua bảo hiểm nhân thọ khách hàng cần làm gì?

Như đã nói ở trên, việc tham gia bảo hiểm nhân thọ là hành động tự nguyện dựa trên nhu cầu cũng như khả năng tài chính thực tế của từng khách hàng.

Do đó, nếu tới các ngân hàng để vay vốn mà khách hàng bị “ép” mua bảo hiểm nhân thọ thì có thể thu thập bằng chứng để gửi tới Ngân hàng nhà nước. Tại đây, khách hàng sẽ được giải quyết các vấn đề liên quan và xử lý các đơn vị vi phạm theo quy định của pháp luật.

Ngân hàng bắt mua bảo hiểm nhân thọ khách hàng cần làm gì?

Khách hàng gửi phản ánh thông qua hòm thư điện tử, địa chỉ: duongdaynong.cqttgsnh@sbv.gov.vn. Ngoài ra, trong trường hợp khẩn cấp khách hàng cũng có thể liên hệ trực tiếp với Ngân hàng Nhà nước theo đường dây nóng. Số hotline như sau:

  • Số cố định: (024) 3936.1017
  • Số di động: 0942.966.854

Ngân hàng ép khách vay vốn phải mua bảo hiểm bị xử lý thế nào?

Việc ép buộc hay cưỡng ép khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ chính là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Nếu các đơn vị vi phạm điều khoản này thì sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Cụ thể, theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 98/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP. Trường hợp đơn vi bán bảo hiểm có các hành vi vi phạm sau sẽ bị phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng:

  • Không cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin có liên quan tới hợp đồng bảo hiểm. Hoặc không giải thích các điều kiện, điều khoản cho bên mua trước khi tiến hành ký kết hợp đồng bảo hiểm.  
  • Không thực hiện việc thông báo cho khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ về tình trạng hợp đồng bảo hiểm theo đúng quy định.
  • Ép buộc người tham gia giao kết hợp đồng bảo hiểm bổ trợ đi cùng với bảo hiểm chính.
  • Triển khai các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm sức khỏe không theo quy định;
  • Ép buộc, cưỡng ép các tổ chức, cá nhân tham gia mua bảo hiểm nhân thọ dưới mọi hình thức.

Ngoài việc phạt hành chính, đối với các hành động vi phạm pháp luật, đơn vị cung cấp bảo hiểm còn bị đình chỉ hoạt động từ 02 – 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trong Giấy phép thành lập và hoạt động.

Trên đây là những thông tin giải đáp về vấn đề ngân hàng bắt mua bảo hiểm khách hàng cần làm gì? Hy vọng đó sẽ là chia sẻ hữu ích giúp khách hàng dễ dàng xử lý tình huống bị ép mua bảo hiểm khi vay vốn ngân hàng.

5/5 - (1 bình chọn)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây